Bước 1: Khai báo tên miền
Trước tiên ta sẽ khai báo và xác thực tên miền của mình, bạn có thể truy cập vào Google Search Console sau đó nhập tên miền của bạn vào.
Sau khi nhập tên miền bạn sẽ được yêu cầu xác minh bạn chính là chủ của tên miền đó bằng cách khai báo bản ghi DNS, cụ thể ở đây là bản ghi TXT. Bạn cần SAO CHÉP đoạn mã xác thực như hình bên dưới và tiến hành Bước 2.
Bước 2: Xác thực tên miền
Để xác thực với Google Search Console thì bạn cần phải cho Google biết bạn chính là chủ của tên miền này. Tiến hành truy cập vào giao diện quản lý DNS và tạo bản ghi TXT theo yêu cầu của Google ở Bước 1.
- Ghi chú (1): Tại đây @ sẽ thay thế cho tên miền chính. Bạn vẫn có thể nhập tên miền của mình ví dụ như hostvn.net hoặc @ đều được.
- Ghi chú (2): Đây là đoạn mã có được ở bước 1, bạn sẽ cần phải dán đoạn mã đó vào đây.
Sau khi bản ghi đã cập nhật hoàn tất, bạn cần quay lại giao diện Google Search Console và nhấn vào XÁC MINH.
Nếu thành công, bạn sẽ nhận được thông báo như bên dưới. Ngược lại nếu chưa thành công, bạn cần đợi thêm ít phút và thử lại hoặc kiểm tra lại các thao tác của mình xem có sai sót ở chổ nào không.
Giao diện thống kê Google Search Console
Dưới đây sẽ là giao diện thống kê khi bạn đã xác minh tên miền của mình với Google. Khi mới xác minh, tại đây sẽ chưa thể có thống kê liền cho bạn được. Bạn cần phải đợi ít nhất 2-3 ngày để Google cập nhật dữ liệu và hiển thị tới bạn.
Lời kết
Vậy là các bước khai báo tên miền với Google Search Console đã hoàn tất. Bạn có thể quay trở lại đây sau 2-3 ngày sẽ thấy thống kê dữ liệu truy cập trên website của mình.
Tuy nhiên bạn nghĩ chừng này đã đủ chưa? Tất nhiên là chưa. Sau khi khai báo xong bạn cần khai báo thêm Robots và Sitemaps, bạn có thể hiểu sơ ý nghĩa của 2 tập tin trên như sau:
- Robots là tập tin sẽ cho phép những con BOT của Google(bao gồm BOT của các công cụ tìm kiếm khác như Bing,…) được đi hoặc không và sẽ cho phép đi vào đâu và cấm đi vào đâu.
- Sitemaps sẽ là bản đồ chỉ dẫn những con BOT các liên kết đang được khai báo trên website và cần được cập nhật.
Danh mục tin tức
Tin tức mới
- Hướng Dẫn Sử Dụng Caesium Để Nén Hình Ảnh Có rất nhiều công cụ tối ưu hình ảnh online hoàn [...]
- Đăng nhập với nhân viên POS Odoo Với phân hệ Điểm bán lẻ của Odoo, bạn có thể [...]
- Sử dụng máy Barcode trong Pos Odoo Sử dụng máy quét mã vạch để xử lý các đơn [...]
- Quản lý quỹ tiền mặt ở điểm bán lẻ trong Odoo Quản lý quỹ tiền mặt cho phép bạn kiểm soát số [...]
- Xuất hóa đơn từ giao diện PoS trong Odoo Một số khách hàng của bạn có thể yêu cầu 1 [...]
Tin tức nổi bật
- Chi tiết submit URL lên Google nhanh chóng (update 2020) Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến tồn tại của [...]
- Sales Order là gì? Purchase Order là gì? Sales Order là gì? Purchase Order là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải [...]
- Google Webmaster Tool là gì? Cách sử dụng để nâng tầm kĩ năng SEO Là một SEOer, đừng nói với tôi rằng bạn không biết Google [...]
- AliPay Payment Platform vào thị trường Việt Nam? Mặc dù ở kênh trung gian thanh toán tại Việt Nam [...]
- Chiến lược loại bỏ là gì (FIFO, LIFO, and FEFO) trong Odoo? Chiến lược loại bỏ thường là trong hoạt động lựa chọn [...]