Định giá tồn kho đề cập đến cách bạn định giá kho của bạn. Nó là một khía cạnh rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì kho hàng có thể là tài sản lớn nhất của công ty.
Trong tài liệu này, chúng ta ví dụ cách định giá tồn kho trong Odoo.
Định giá tồn kho: Cơ bản
Nhận sản phẩm
Mỗi lần nhập hoặc xuất một sản phẩm trong kho của bạn, giá trị tồn kho của bạn bị tác động. Cách mà nó bị tác động phụ thuộc vào cấu hình của sản phẩm. (Thông tin tại đây)
Giả sử chúng ta có một ví dụ với một sản phẩm là "Bàn", được cấu hình với phương pháp giá vốn FIFO (Nhập trước xuất trước) và định giá tồn kho tự động.
Tôi mua số lượng 10 chiếc, với giá mỗi chiếc là 1.000.000 VNĐ.
Sau khi nhấn xác nhận đã nhận sản phẩm, giá trị tồn kho sẽ bị tác động. Nếu muốn biết giá trị tồn kho đã ảnh hưởng như thế nào, bạn có thể nhấn vào biểu tượng Tổng bút toán kế toán.
Lưu ý:
Tính năng ký gửi cho phép bạn thiết lập chủ sở hữu trên kho hàng của bạn (khám phá thêm về tính năng ký gửi). Khi bạn nhận các sản phẩm thuộc sở hữu của một công ty khác, chúng không được tính trong định giá tồn kho của bạn.
Ghi chú:
Bạn cần quyền truy cập vào phân hệ kế toán để nhìn thấy nút đó.
Trong trường hợp này, bạn có thể thấy rằng 10 chiếc bàn được chuyển đến kho với tổng giá trị là 10.000.000 VNĐ.
Bạn cũng có thể dễ dàng truy cập Bút toán kế toán được tạo (trong trường hợp định giá tồn kho tự động).
Giao một sản phẩm
Theo logic như trên, khi một chiếc bàn được giao đi, giá trị tồn kho sẽ bị ảnh hưởng và bạn cũng có thể truy cập vào thông tin tương tự.
Báo cáo giá trị tồn kho
Bản tóm tắt này có thể truy cập thông qua báo cáo xác định giá trị tồn kho (Bạn đi tới ứng dụng Kho vận Báo cáo Định giá tồn kho). Nó cung cấp cho bạn giá trị tồn kho trên từng sản phẩm. Bằng cách nhấp vào nút Tồn kho tại ngày, bạn có thể có thông tin tồn kho tại các ngày tùy chọn bất kỳ đã xảy ra.
Danh mục tin tức
Tin tức mới
- Hướng Dẫn Sử Dụng Caesium Để Nén Hình Ảnh Có rất nhiều công cụ tối ưu hình ảnh online hoàn [...]
- Đăng nhập với nhân viên POS Odoo Với phân hệ Điểm bán lẻ của Odoo, bạn có thể [...]
- Sử dụng máy Barcode trong Pos Odoo Sử dụng máy quét mã vạch để xử lý các đơn [...]
- Quản lý quỹ tiền mặt ở điểm bán lẻ trong Odoo Quản lý quỹ tiền mặt cho phép bạn kiểm soát số [...]
- Xuất hóa đơn từ giao diện PoS trong Odoo Một số khách hàng của bạn có thể yêu cầu 1 [...]
Tin tức nổi bật
- Chi tiết submit URL lên Google nhanh chóng (update 2020) Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến tồn tại của [...]
- Sales Order là gì? Purchase Order là gì? Sales Order là gì? Purchase Order là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải [...]
- Google Webmaster Tool là gì? Cách sử dụng để nâng tầm kĩ năng SEO Là một SEOer, đừng nói với tôi rằng bạn không biết Google [...]
- AliPay Payment Platform vào thị trường Việt Nam? Mặc dù ở kênh trung gian thanh toán tại Việt Nam [...]
- Chiến lược loại bỏ là gì (FIFO, LIFO, and FEFO) trong Odoo? Chiến lược loại bỏ thường là trong hoạt động lựa chọn [...]