Định giá hàng tồn kho đề cập đến cách bạn xác định giá trị hàng hóa trong kho của mình như thế nào. Đó là một khía cạnh rất quan trọng của một doanh nghiệp vì hàng tồn kho có thể là tài sản lớn nhất của một công ty.

Định giá hàng tồn kho bao gồm hai lựa chọn chính:

  • Phương pháp tính chi phí mà bạn sử dụng để định giá hàng hóa của mình (Tiêu chuẩn, FIFO, AVCO)

  • Cách bạn ghi giá trị này vào sổ kế toán của mình (Thủ công hoặc tự động)

Hai khái niệm này được giải thích trong các phần dưới đây.

Phương pháp giá vốn: Tiêu chuẩn, Nhập trước xuất trước (FIFO),  Giá trung bình (AVCO)

Phương pháp giá vốn được xác định trên nhóm sản phẩm. Có ba tùy chọn có sẵn. Mỗi phương pháp được giải thích chi tiết như dưới đây.

Phương pháp giá vốn tiêu chuẩn (VNĐ)

Hoạt động Giá vốn Số lượng thực tế Giá trị Delta Giá trị tồn kho
  100.000 0   0
Nhận 8 sản phẩm giá 100.000 100.000 8 +8*100.000 800.000
Nhận 4 sản phẩm giá 160.000 100.000 12 +4*100.000 1.200.000
Giao 10 sản phẩm 100.000 2
-10*100.000
 
200.000
Nhận 2 sản phẩm giá 90.000 100.000 4 +2*100.000
400.000

Trong Phương pháp giá vốn Tiêu chuẩn (Standard), mọi sản phẩm sẽ được định giá theo giá vốn mà bạn đã xác định thủ công trên biểu mẫu sản phẩm. Thông thường, chi phí này là một ước tính dựa trên vật liệu và lao động cần thiết để có được sản phẩm. Chi phí này phải được xem xét định kỳ.

Phương pháp giá vốn Trung bình (VNĐ)

Hoạt động Giá vốn Số lượng thực tế Giá trị Delta Giá trị tồn kho
  0  0    0
Nhận 8 sản phẩm giá 100.000 100.000  8 +8*100.000 800.000
Nhận 4 sản phẩm giá 160.000 120.000 12 +4*160.000 1.440.000
Giao 10 sản phẩm 120.000  2
-10*120.000
 
240.000
Nhận 2 sản phẩm giá 60.000 90.000  4 +2*60.000 360.000

Trong Phương pháp giá vốn Trung bình (AVCO), mỗi sản phẩm có giá trị như nhau và giá trị này là chi phí mua bình quân của sản phẩm. Với phương pháp tính giá này, giá thành của sản phẩm được tính lại theo từng lần nhận.

Chi phí bình quân không thay đổi khi sản phẩm rời kho.

Phương pháp giá vốn Nhập trước xuất trước (VNĐ)

Hoạt động Giá vốn Số lượng thực tế Giá trị Delta Giá trị tồn kho
  0 0   0
Nhận 8 sản phẩm giá 100.000 100.000 8 +8*100.000 800.000
Nhận 4 sản phẩm giá 160.000 120.000 12 +4*160.000 1.440.000
Giao 10 sản phẩm 160.000 2
-8*100.000
-2*160.000
320.000
Nhận 2 sản phẩm giá 60.000 110.000 4 +2*60.000 440.000

Trong Phương pháp giá vốn Nhập trước, xuất trước, các sản phẩm được định giá theo giá mua hàng của chúng. Khi một sản phẩm xuất ra khỏi kho, quy tắc "Nhập trước, xuất trước" được áp dụng.

Hãy chú ý rằng, trong phương pháp giá vốn Nhập trước xuất trước, giá trị đầu tiên "nhập" là giá trị đầu tiền "xuất", bất kể vị trí lưu trữ, kho hàng hay số sê-ri.

Phương pháp này được khuyên dùng nếu bạn quản lý tất cả công việc trong Odoo (Bán hàng, Mua hàng, Kho vận). Nó phù hợp với bất kỳ người dùng nào.

Định giá tồn kho: Thủ công hoặc Tự động

Có hai cách để ghi giá trị tồn kho vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Cũng như phương thức giá vốn, định giá tồn kho được xác định trong nhóm sản phẩm của bạn. Hai cách này được thể hiện chi tiết như dưới đây.

Cũng cần lưu ý rằng các bút toán kế toán sẽ phụ thuộc vào chế độ kế toán của bạn: Rhine hay Anglo-Saxon. Trong Rhine, giá vốn của hàng hóa được tính đến ngay sau khi sản phẩm được nhận vào kho. Trong kế toán Anglo-Saxon, giá vốn của hàng hóa chỉ được ghi nhận là chi phí khi hàng hóa này được lập hóa đơn cho khách hàng cuối cùng. Trong bảng dưới đây, bạn có thể dễ dàng so sánh hai chế độ kế toán đó.

Thông thường, chế độ kế toán chính xác sẽ được chọn mặc định dựa trên quốc gia của bạn. Nếu muốn xác minh chế độ kế toán của mình, hãy kích hoạt chế độ nhà phát triển<../../../general/ developer_mode/ kích hoạt và cài đặt kế toán.

Định giá tồn kho thủ công

Trong trường hợp này, việc nhận và giao hàng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến sổ sách kế toán của bạn. Định kỳ, bạn tạo một bút toán thủ công thể hiện giá trị của hàng hóa trong kho. Để biết giá trị đó, hay đi tới ứng dụng Kho vận  Báo cáo  Định giá tồn kho. 

Đây là cấu hình mặc định trong Odoo và nó hoạt động hiệu quả. Kiểm tra các hoạt động sau và tìm hiểu cách Odoo quản lý các bút toán vào sổ trong kế toán.

Kế toán Rhine

Hóa đơn nhà cung cấp

  Nợ
Tài sản: Tồn kho 50  
Tài sản: Thuế 4.68  
Nợ phải trả: Các khoản phải trả   54.68

Cấu hình:

  • Hàng hóa đã mua: được xác định trên sản phẩm hoặc trên nhóm nội bộ của sản phẩm liên quan (trường tài khoản chi phí).

  • Thuế: được cấu hình trên thuế được sử dụng cho dòng đơn mua hàng.

  • Tài khoản phải trả: được cấu hình trên giao diện nhà cung cấp liên quan đến hóa đơn.

Nhận hàng

Không có bút toán sổ nhật ký.

Hóa đơn khách hàng

  Nợ
Doanh thu: Hàng hóa đã bán   100
Nợ phải trả:Thuế    9
Tải sản: Tài khoản phải thu 109  

Cấu hình:

  • Doanh thu: được cấu hình trên sản phẩm hoặc nhóm nội bộ của sản phẩm có liên quan (trường tài khoản thu nhập).
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: được xác định trên thuế đã sử dụng trên dòng hóa đơn.
  • Tài khoản phải thu: được cấu hình trên giao diện khách hàng (Tài khoản nhận)

Vị thế tài khóa được sử dụng trên hóa đơn có thể là một quy tắc được thay thế Tài khoản thu nhập hoặc thuế được xác định trên sản phẩm bởi một quy tắc khác.

Giao hàng

Không có bút toán sổ nhật ký.

Lệnh sản xuất

Không có bút toán sổ nhật ký.


Vào cuối tháng/năm công ty của bạn thực hiện kiểm kê thực tế hoặc chỉ dựa vào hàng tồn kho trong Odoo để định giá hàng tồn kho vào sổ sách của bạn.

Tạo bút toán để chuyển giá trị biến động kho từ phần Lãi & lỗ sang tài sản của bạn.

Kế toán Anglo-Saxon

Hóa đơn nhà cung cấp

  Nợ
Tài sản: Tồn kho 50  
Tài sản: Thuế  4.68  
Nợ phải trả: Tài khoản phải trả   54.68

Cấu hình:

  • Hàng hóa đã mua: được cấu hình trên sản phẩm hoặc trên nhóm nội bộ của sản phẩm liên quan (trường tài khoản chi tiêu).
  • Thuế: được xác định trên trường thuế của từng dòng đơn mua hàng.
  • Tài khoản phải trả: được cấu hình trên giao diện nhà cung cấp liên quan đến hóa đơn.

Nhận hàng

Không có bút toán sổ nhật ký.

Hóa đơn khách hàng

  Nợ
Doanh thu: Hàng hóa đã bán   100
Nợ phải trả: Thuế   9
Tài sản: Tài khoản phải thu 109  

Cấu hình:

  • Doanh thu: được cấu hình trên sản phẩm hoặc nhóm nội bộ của sản phẩm có liên quan (trường tài khoản thu nhập).
  • Thuế: được xác định trên trường thuế của từng dòng đơn bán hàng.
  • Tài khoản phải thu: được cấu hình trên giao diện khách hàng (Tài khoản phải thu).

Vị thế tài khóa được sử dụng trên hóa đơn có thể là một quy tắc được thay thế Tài khoản thu nhập hoặc thuế được xác định trên sản phẩm bởi một quy tắc khác.

Giao hàng

Không có bút toán sổ nhật ký

Đơn đặt hàng Sản xuất

Không có bút toán sổ nhật ký


Vào cuối tháng/ năm công ty của bạn thực hiện kiểm kê thực tế hoặc chỉ dựa vào hàng tồn kho trong Odoo để định giá hàng tồn kho vào sổ sách của bạn.

Sau đó, bạn cần chia số dư mua hàng thành cả hàng tồn kho và giá vốn hàng bán theo công thức sau:

Giá vốn hàng bán (COGS) = Giá trị hàng tồn kho ban đầu + Hàng mua - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

Định giá tồn kho tự động

Trong trường hợp này, khi một sản phẩm nhập và xuất kho của bạn, một bút toán kế toán sẽ được tạo tự động. Điều đó có nghĩa rằng sổ sách kế toán của bạn luôn được cập nhật. Chế độ này chỉ được dành riêng cho kế toán chuyên nghiệp và người dùng nâng cao. Trái với định giá định kỳ, nó yêu cầu một số cấu hình và thử nghiệm bổ sung.

Đầu tiên, bạn cần xác định các tài khoản được sử dụng cho các bút toán kế toán đó. Điều này được thực hiện trên nhóm sản phẩm.

Tin tức mới

Tin tức nổi bật